Kinh thành Huế là một trong những quần thể di tích bao gồm nhiều công trình lăng tẩm với kiến trúc quy mô rộng lớn, độc đáo và nhiều điều kỳ bí. Hiện nay, kinh thành Huế vẫn còn lưu giữ lại được nhiều công trình kiến trúc lăng tẩm, cung điện có giá trị văn hóa nổi bật. Hãy ghé thăm kinh thành Huế cùng Nội thất Ngọc Thịnh để được thưởng lãm và chiêm ngưỡng nhiều công trình kiến trúc vàng son dưới triều đại nhà Nguyễn nhé!
Kinh thành Huế còn có tên gọi khác là Thuận Hóa kinh thành (chữ Hán viết là: 順化京城). Đây chính là một tòa thành thuộc cố đô Huế.
Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802 – 1945).
Ngày nay, kinh thành Huế là 1 trong những di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Năm 1803, đại nội kinh thành Huế đã được vua Gia Long tiến hành khảo sát và khởi công xây dựng tự năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng.
Và hiện nay, quần thể kiến trúc kinh thành Huế có vị trí thuộc bản đồ Huế như sau: phía Nam thì giáp với đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn, phía tây thì giáp với đường Lê Duẩn, phía bắc thì giáp với đường Tăng Bạt Hổ, phía đông thì giáp với đường Phan Đăng Lưu.
Vào trong kinh thành Huế lại được giới hạn theo bản đồ thuộc những cung đường như sau: phía Nam là đường Ông Ích Khiêm, phía tây là đường Tôn Thất Thiệp, phía Bắc là đường Lương Ngọc Quyến, phía Đông là đường Xuân 68.
Kinh thành Huế được xây dựng theo lối kiến trúc Vauban. Quần thể kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là kinh thành, hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tiến hành khảo sát mảnh đất vào lựa chọn vị trí xây dựng kinh thành mới.
Địa thế (Ảnh: Internet)
Cuối cùng ông cũng đã chọn được vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương để xây dựng kinh thành.
Mảnh đất này gồm phần đất của làng Phú Xuân, Vạn Xuân, An Vân, Diễn Phái, An Hòa, An Bảo, An Mỹ, Thế Lại cùng 1 phần đất của 2 con sông Kim Long và Bạch Yến.
Về mặt phong thủy, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100m, có đỉnh khá bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như là 1 bức bình phong thiên nhiên giúp che chắn trước kinh thành.
Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên để làm tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, làm thế rồng chầu hổ phục để tỏ ý tôn trọng vương quyền.
Minh đường thủy tụ chính là khúc sông Hương rất rộng, nằm dài giữa 2 cồn cong như là 1 cánh cung mang đến sinh khí cho đô thành.
Trong lịch sử Việt Nam thời cần đại, thì công trình xây dựng Kinh Thành Huế chính là công trình kiến trúc đồ sộ và quy mô nhất với sự tham gia của hàng vạn lượt nhân công, hàng triệu mét khối đất đá với khối lượng công việc khá đồ sộ, khổng lồ đào hào, lấp sông, dời mộ, di dân, đắp thành….kéo dài ròng rã suốt 30 dưới 2 triều đại vua.
Kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc của sông Hương, xoay về mặt hướng Nam với diện tích mặt bằng 520ha.
Kinh thành và các công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều có hướng xoay về phía Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).
Vòng thành sở hữu chu vi gần 10km, chiều cao là 6,6m, dày 21m và được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho dạn.
Thành ban đầu chỉ được xây đắp bằng đất, mãi đến cuối đời vua Gia Long mới bắt đầu dùng gạch để xây.
Đên ngoài vòng thành thì được xây dựng hệ thống hào bao bọc khá kỹ lưỡng.
Riêng hệ thống sông đào vừa thiết kế được chức năng bảo vệ, lại có chức năng giao thông đường thủy với chiều dài là hơn 7km.
Có thể nói, bên trong kinh thành Huế là hệ thống nhà dân, nhà quan lại. Đặc biệt, phần quan trọng nhất chính là khu vực Hoàn Thành – Nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Chính là vòng thành thứ 2 nằm bên trong kinh thành Huế. Đây chính là nơi ở của vua và Hoàng gia.
Đây cũng chính là nơi làm việc của triều đình nhà Nguyễn. Ngoài Hoàng thành Huế đây còn là nơi thờ tự tổ tiên và những vị vua nhà Nguyễn.
Năm 1804, Hoàng Thành Huế được xây dựng. Nhưng để hoàn chính với toàn bộ hệ thống cung điện với hơn 100 công trình lớn nhỏ từ thời vua Minh Mạng.
Năm 1833 thì hầu hết mọi việc đều được hoàn tất. Hoàng thành Huế hầu hết đều có 4 cửa và được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính là Ngọ Môn.
Bên trong Hoàng thành chính là Điện Thái Hòa – Đây là nơi thiết triều của nhà vua.
Khu vực miếu thờ, Tử Cấm Thành – Cũng là nơi sinh hoạt chính của vua và hoàng tộc. Và người ta thường gọi chung hoàng thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội Huế.
Tử Cấm Thành chính là vòng thành cuối cùng nằm trong Hoàng thành.
Tử Cấm Thành còn có tên gọi khác là Cung Thành và được khởi công xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) và được đổi tên là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, cạnh nam, bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi là 1298m.
Tại mặt trước, phía Nam là cửa chính Đại Cung Môn. Mặt Bắc thì có 2 cửa Tường Loan, Nghi Phụng, của thời Bảo Đại. Sau khi được xây lầu Ngự Tiền Văn, phòng mở thêm cửa Văn phòng. Mặt đông thì có 2 cửa Hưng Khánh và Đông An.
Sau đó thì lấp cửa Đông An, và mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây thì có 2 cửa là Gia Tường và Tây An.
Bên trong của Tử Cấm thành thì bao gồm hàng chục những công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, và được phân chia theo làm nhiều khu vực. Hầu hết, xung quanh các công trình kiến trúc đều được trồng cây xanh, cây cảnh để làm mát không gian nơi đây.
Dưới đây chính là toàn bộ hình ảnh kinh thành Huế thời vàng son dưới triều đình nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc kinh thành Huế hiện ra như là bức tranh thiên nhiên phong cảnh thu nhỏ, đẹp nên thơ, lãng mạn bên dòng sông hương thơ mộng.
Kinh thành Huế, chính là quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế còn giữa nguyên vẹn nét đẹp cổ kính nhất tại Việt Nam.
Dù đã trải qua hơn 200 năm tuổi, với khoảng 140 công trình kiến trúc được xây dựng rất công phu, tinh xảo, bề thế.
Đến tham quan Kinh thành Huế các bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các công trình hay những kiệt tác nghệ thuật nguy nga của cung điện, hay đền đài hoàng tráng, lộng lẫy ẩn chứa trong không gian rất trầm mặc đậm chất cổ kính xưa.
Đừng quên đồng hành cùng Nội thất Ngọc Thịnh để được cập nhật thêm nhiều bài viết hay cũng như xu hướng thiết kế nội thất cao cấp nhất hiện nay bạn nhé!